Ngũ Hành Mộc – Ảnh Hưởng Của Hành Mộc Trong Đời Sống

Mộc là ngũ hành đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật, gắn với mùa xuân. 

Tuy nhiên, ngũ hành mộc không chỉ dừng lại ở đó? Bạn có biết khi mộc ở vượng sẽ như thế nào và khi ở suy chúng sẽ ra sao chưa? Để tìm ra câu trả lời này, hãy cùng Nam Tiên Sinh tìm hiểu về ngũ hành Mộc trong bài viết này nhé!

1. Ngũ hành mộc là gì?

Xét về ngũ hành, hành mộc đại diện cho mùa xuân, khi mà cây cối và sinh vật trở nên hân hoan hơn, mùa của sự sinh sản, nảy nở những cái mới. Hành Mộc đại diện cho phương vị Đông và Đông Nam.

Hành Mộc cũng được thể hiện trong quy luật âm dương. Âm Dương đối với hành Mộc được quy ước như sau: Giáp Mộc ( dương), Ất Mộc ( âm).

  • Giáp Mộc: Hình ảnh Giáp Mộc được ví như cây cổ thụ lớn trong rừng sâu nhưng rất mạnh mẽ và kiên cường. Giáp Mộc đại diện cho những người luôn có ý chí vươn lên với nhiều hoài bão, luôn thẳng thắn và sẵn sàng giang tay giúp đỡ người khác.
  • Ất Mộc: Hay còn gọi là Mộc thuần âm, có hình ảnh đại diện là hoa cỏ, cây dây leo. Người có Ất Mộc thường rất linh hoạt, suy nghĩ nhanh, có khả năng phân tích và ra quyết định.

Xét về mục đích sử dụng, mộc cũng hiện thân cả tốt- xấu. Khi sử dụng mộc với ý thiện lành thì chúng là cây gậy chống giúp nâng đỡ nương tựa. Nhưng sử dụng nó với ý dữ, mộc lúc này sẽ như ngón giáo, có tính sát thương, có thể tấn công hoặc dùng nó để tự vệ.

Trong văn hóa người Việt Nam, cây tre là một biểu tượng tiêu biểu cho hành Mộc. Tre được ca ngợi bởi sự mềm dẻo trước gió nhưng cũng cứng nhắc để làm giàn giáo, vũ khí.

Khi ở trong cây cối, hành Mộc mang năng lượng rất mạnh, thể hiện sự tăng trưởng cao, dễ dàng sinh sôi nảy nở, dễ nuôi dưỡng, thích nghi với môi trường xung quanh. Hành mộc lúc này được phát huy hết khả năng của mình.

2. Nguyên lý hoạt động của ngũ hành Mộc: Hành Mộc tương sinh và tương khắc như thế nào?

Trong ngũ hành, các hành có sự tương sinh, tương khắc với nhau để tạo nên vạn vật và đó là quy luật của tự nhiên. Các hành có sự chế khắc, cân bằng lẫn nhau, tạo nên sự biến hóa vô thường của vạn vật trên đời.

Mộc tương sinh với những hành nào?

Quan hệ tương sinh được ví như mối quan hệ mẹ con. Hành Mộc có quan tương sinh với hành Hỏa và hành Thủy. Đây cũng là hai hành hợp nhất với hành Mộc

Vậy tại sao lại nói hành Mộc có quan hệ tương sinh với hành Mộc và hành Thủy?

Mộc sinh hỏa hay còn nói là Mộc là mẹ của Hỏa. Bởi lẽ, mộc có tính ấm áp mà hỏa có thể ẩn mình trong đó. Xa xưa con người đã biết lợi dụng sự ma sát của mộc để tạo ra lửa khi cọ mộc với mộc để sinh ra hỏa.

Thủy sinh Mộc, Thủy là mẹ của mộc. Nước có tính ấm mềm, có thể tưới tắm nuôi dưỡng cây cối sinh sôi nảy nở. Mọi thực vật trên đời đều cần có nước để tươi tốt không bị héo khô.

Hành Mộc tương khắc với những hành nào?

Tương khắc chính là thể hiện sự đối lập, bài trừ, có cái này sẽ không có cái kia. hành Mộc tương khắc với thổ và kim.

Kim khắc mộc cũng giống như cương chế nhu. Kim đại diện cho kim loại, sự cứng nhắc, có thể đâm xuyên Mộc, do đó Kim khắc Mộc và vì thế.

Mộc khắc thổ là chuyên thắng tán. Rễ cây mọc đâm sâu xuống lòng đất, đôi khi còn phá cấu trúc của đất. Mộc dùng tinh chất của đất để sống, hút hết sinh lực của đất, nên mộc luôn thắng thổ.

3. Các nạp âm của hành Mộc

Hành Mộc có tất cả là 6 nạp âm, mỗi nạp âm sẽ có tính chất riêng của nó nhưng tựu chung vẫn mang những đặc thù của hành Mộc là cây cối.

Đại Lâm Mộc: Cây rừng lớn.

Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu.

Tùng Bách Mộc: Cây tùng già.

Bình Địa Mộc: Cây đồng bằng.

Tang Đố Mộc: Cây dâu tằm.

Thạch Lựu Mộc: Cây lựu.

Trong các nạp âm thuộc hành Mộc chỉ có duy nhất Bình Địa Mộc ( cây ở đồng bằng ) là không sợ Kim khắc chế. Ngược lại, đây là hành Mộc duy nhất cần có kim để hỗ trợ thành vật hữu dụng ( bàn, ghế, tủ).

Các hành Mộc còn lại đều bị khắc chế bởi Kim, dễ bị vật dụng hành Kim đốn hạ. Nếu các hành Mộc này khi phối hợp với Kim tạo nên cục diện Hưu Từ Tử dễ rơi vào cảnh nghèo đói, sinh ly từ biệt.

4. Người Hành Mộc sinh năm nào?

  • Nhâm Ngọ: 1942, 2002 – mệnh Dương Liễu Mộc
  • Quý Mùi: 1943, 2003 – mệnh Dương Liễu Mộc
  • Canh Dần: 1950, 2010 – mệnh Tùng Bách Mộc
  • Tân Mão: 1951, 2011 – mệnh Tùng Bách Mộc
  •  Mậu Tuất: 1958, 2018 – mệnh Bình Địa Mộc
  • Kỷ Hợi: 1959, 2019 – mệnh Bình Địa Mộc
  • Nhâm Tý: 1972, 2032 – mệnh Tang Đố Mộc
  • Quý Sửu: 1973, 2033 – mệnh Tang Đố Mộc
  • Canh Thân: 1980, 2040 – mệnh Thạch Lựu Mộc
  • Tân Dậu: 1981, 2041 – mệnh Thạch Lựu Mộc
  •  Mậu Thìn: 1988, 1928 – mệnh Đại Lâm Mộc
  • Kỷ Tỵ: 1989, 1929 – mệnh Đại Lâm Mộc

5. Hành Mộc sinh vào tháng nào tốt?

Nói đến mùa sinh thì ngoài ngũ hành sinh khắc chúng ta còn cần phải dựa vào bát tự để suy xét và phối hợp nữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nói sơ lược để hiểu về mùa sinh thuận lợi của các hành. 

Đối với hành Mộc thì mùa sinh vào Đông gặp Thổ, hỏa là tốt nhất, nếu có thêm kim tương ứng thì càng thêm cân bằng.

Mùa Thu không được tương quan với hành Mộc nhưng nếu có thêm Kim tương ứng thì sẽ càng thêm cân bằng, thế tương quan sẽ được thay đổi.

Nếu sinh vào mùa hạ, người thuộc hành Mộc nếu có bát tự Thủy vượng hoặc Thổ Kim vừa phải thì sẽ tự có khả năng phát triển.

Nếu sinh vào mùa đông, người sinh Hành Mộc cần có yếu tố Thủy, Hỏa trong bát tự vận mệnh sẽ tự hanh thông cát tường.

6. Tính cách người mệnh Mộc

Người mệnh Mộc thường là những người hướng ngoại, có tấm lòng bao dung, nhiệt tình với mọi người và nhiệt huyết với công việc. Họ rất quyết đoán, có ý chí và kiên trì, có khả năng lãnh đạo và một tâm hồn nghệ sĩ. Họ rất dễ gây thiện cảm với người khác và cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ mọi người. Giàu trí tưởng tượng nên đôi khi họ cũng xa rời thực tế.

Về mặt tiêu cực , người mệnh Mộc đôi khi không làm chủ được cảm xúc, dễ nóng giận, bốc đồng mà khiến người khác bị tổn thương.

7. Mệnh Mộc hợp màu gì?

Màu hợp với mệnh Mộc sẽ phụ thuộc vào màu của những hành tương sinh-khắc với mệnh Mộc.

Xét theo ngũ hành tương sinh, hành Mộc tương sinh với Thủy và Hỏa. Mệnh Thủy tương sinh cho Mộc, màu của mệnh Thủy sẽ là màu tương sinh cho mệnh Mộc, do đó, màu của mệnh thủy được coi là màu tốt nhất cho người mệnh Mộc. Màu đen và màu xanh biển thuộc hành Thủy.

Màu xanh biển hay là màu của nước biển và bầu trời. Màu này đại diện cho niềm tin, hy vọng. sự rộng lớn và bao la về không gian, sự bình yên, tượng trưng cho trí tuệ, sự tự tin và lòng trung thành.

Màu đen tượng trưng cho hành thủy, mang biểu tượng của sự huyền bí và quyền lực, nghiêm trang, mang sự bền vững, chắc chắn, lớn lao.

Màu sắc hợp với mệnh mộc thứ hai là những màu tương hợp cho mệnh Mộc, chính là màu của bản mệnh- màu xanh lục.

Màu xanh lục đại diện cho màu của hoa lá, cây cối, sự sinh sôi, nảy nở, trưởng thành và sống mãnh liệt. Màu xanh lá cũng là màu của luân xa trái tim, đại diện cho tình yêu thuần khiết, trong lành, tâm hồn tươi sáng, là khát vọng chinh phục tri thức của con người.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng màu của mệnh thổ- mệnh khắc với mệnh mộc. Màu của mệnh thổ sẽ mang đến nhiều may mắn, tiếp thêm sinh khí cho mệnh mộc như cách mà cây cối nhờ dinh dưỡng của đất mà tốt tươi. Màu mệnh thổ gồm: vàng sậm, nâu đất, vàng nhạt. Màu vàng là màu của sự cao sang, quý phái, màu của hoàng gia theo quan niệm Á Đông, cũng là màu của kim loại vàng, tốt cho đường tài lộc. 

Người mạng Mộc nếu biết lợi dụng màu sắc theo phong thủy, mặc quần áo, sử dụng đồ dùng màu tương sinh tương hợp với mình thì vận trình sẽ có thêm nhiều điều may mắn.

8. Hành Mộc kỵ màu gì?

 Màu sắc hành Mộc kỵ nhất chính là màu thuộc hành tương khắc với nó, màu của hành kim. Ngoài ra, hỏa khắc chế mộc nên màu của Hỏa cũng là màu kỵ với Mộc.

Màu sắc thuộc Kim gồm: trắng, bạc, màu kem tượng trưng cho những đồ kim khí, kim loại có thể gây tổn hại đến cây cối của Mộc, nên hạn chế sử dụng.

Màu đỏ của hỏa tuy là màu của mặt trời, mang tới ánh sáng tốt nhất cho sự phát triển của cây cối tức Mộc, song nếu Hỏa quá vượng sẽ làm Mộc khô héo. Màu đỏ còn là màu của lửa, mang tính nóng, thiêu đốt biến mộc thành tro tàn. 

Người mệnh Mộc nên hạn chế sử dụng những màu này để giảm bớt những vận xui, tai họa có thể xảy ra với mình.

9. Những đồ vật thuộc ngũ hành Mộc 

Xét từ thuộc tính của những đồ dùng, vật dung xung quanh mình để có thể xác định được đồ vật nào thuộc Mộc.

  • Cây cối, hoa lá, cỏ, thảo mộc chính là cây có mang hành mộc.
  • Đồ đạc được chế tác từ chất liệu gỗ
  • Giấy là sản phẩm được làm từ bột gỗ, tre, lá hành.
  • Những vật dụng có màu xanh lá đặc trưng của hành Mộc.
  • Những bức tranh phong cảnh miêu tả sự trù phú của vạn vật, cây cối mang mệnh mộc.
  • Những đồ vật có hình trụ như: cột trụ nhà
  • Sự trang hoàng nhà cửa, trang trí nội thất cũng được coi là thuộc Mộc.

10. Năm trạng thái vượng – suy của ngũ hành Mộc ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn?

 Trong mỗi chúng ta đề có đầy đủ ngũ hành: kim-mộc-thủy-hỏa-thổ . Dựa vào bát tự của mỗi người để tính ra tỷ lệ ngũ hành trong mỗi người như thế nào, do đó, mỗi người là khác nhau.               

Ví dụ: cùng một người mà có ngũ hành Mộc và hỏa quá vượng nhưng lại bị khuyết yếu tố thổ là chuyện bình thường.

Do đó, với mệnh Mộc cũng vậy, với người này năng lượng Mộc của họ có thể vượng còn người kia có thể suy.

Chính vì thế, mỗi hành đểu có năm trạng thái từ vượng đến suy này và mệnh Mộc cũng có 5 cấp bậc khác nhau.

  • Vượng: đây là trạng thái cho năng lượng của hành đó mạnh nhất
  • Tướng: đây được cho là trạng thái năng lượng đẹp nhất.
  • Hưu:  không quá yếu, không quá mạnh, cân bằng.
  • Tù: cấp bậc này cho thấy năng lượng đang có xu hướng giảm dần.
  • Tử: đây là trạng thái năng lượng rất thấp.

Ở trạng thái Vượng

 Ở trạng thái này, hành Mộc có năng lượng rất vượng. Mộc lúc này được ví như chồi non nảy nở, mang đến sức sống, sự đâm chồi của mùa xuân. Kết hợp với các yếu tố khác như: ánh sáng, nước, là mầm non sẽ vươn cao trên bầu trời.

Ở trạng thái này năng lượng của Mộc rất vượng. Mộc lúc này có thể ví như chồi non đâm chồi nảy lộc trong mùa xuân, chờ có thêm ánh nắng len lỏi chiếu xuống là sẽ vươn cao lên bầu trời.

Người mệnh mộc vượng thường rất tự tin, giàu nghị lực, ý chí, quyết đoán, thẳng thắn và đáng tin cậy. Là mẫu người nhiều tham vọng.

Bản thân những người này trong công việc là kiểu người có bản lĩnh, thích học hỏi, thích thử thách. Thay vì dừng chân ở một chỗ thì họ luôn tìm cách để học hỏi và thay đổi bản thân, phát triển thêm nhiều kỹ năng. Họ cũng là người có tầm nhìn xa trông rộng nên có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Giáp Mộc vượng quá có nhiều ưu điểm thì bên cạnh đó cũng có khuyết điểm. Họ là người cũng có cái tôi cao, luôn tin tưởng vào những gì mình làm và ra quyết định, nên đôi khi họ sẽ bảo thủ để bảo vệ quan điểm của mình đến cùng, khó thích nghi.

Bản thân cũng nhiều tham vọng, trở nên ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân. Điều này đôi khi sẽ trở thành chướng ngại cho họ trong các mối quan hệ cũng như cơ hội thành công.

Ở trạng thái Tướng

Đây được cho là năng lượng Mộc đạt mức đẹp nhất.

Người mang mệnh mộc ở trạng thái năng lượng này thường là những người thẳng thắn, không thích nịnh nọt. Họ giàu lòng từ bi, tình yêu thương, rất đáng tin cậy, mang lại cảm giác an toàn cho những người xung quanh. Họ là tuýp người cho đi và là người có trách nhiệm, chu đáo với những người mình yêu thương.

Họ rất thẳng thắn trong các mối quan hệ, sự rõ ràng và sòng phẳng là điều chúng ta luôn nhìn thấy ở họ. Họ rất ngay thẳng đúng là đúng và sai là sai, vì vậy họ luôn được bạn bè, đồng nghiệp yêu mến, kính trọng.

Họ là người cầu tiến, chú trọng phát triển bản thân. Họ là người có trách nhiệm trong công việc, luôn hoàn thành mọi thứ một cách xuất sắc nhất. Do đó, họ luôn ghi điểm trong mắt của sếp và đồng nghiệp.

Điểm yếu của họ là quá thẳng thắn nên nhiều khi sẽ không tránh khỏi thị phi, tiểu nhân, kẻ xấu dèm pha, phá hoại. 

Ở trạng thái Hưu

 Ở trạng thái này, năng lượng Mộc không vượng không suy, ở thế cân bằng. Nhưng nếu muốn phát triển bản thân thì cần phải giữ được nhiệt huyết ban đầu. Bởi bản thân người có Mộc hưu thì tính tình hiền hòa, ham học hỏi, biết kiềm chế cái tôi để dung hòa các mối quan hệ. Trong các mối quan hệ, họ luôn là người giúp đỡ người khác. Trong công việc thì rất có trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, vì thế mà nhận được rất nhiều sự yêu mến từ những người xung quanh. 

Ở trạng thái Tù

 Trạng thái Tù là trạng thái năng lượng Mộc bắt đầu suy yếu. Mộc lúc này được ví như cây cổ thụ già cỗi, thiếu sức sống, không còn sức để bám rễ sâu dưới đất.

Những người hành Mộc suy thường hay thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh, dễ đánh mất cơ hội. Cũng là những người lưỡng lự, không quyết đoán, vì vậy, họ hay bỏ qua những cơ hội khiến họ thành công.

Chính bởi bị ảnh hưởng bởi năng lượng Mộc suy này mà họ rất thiếu kỉ luật và ý chí trong công việc. Nếu công việc hiện tại không phải là công việc họ yêu thích thì rất khó để họ chuyên tâm và nỗ lực cho công việc. Vì điều này mà họ rất khó chứng minh năng lực của mình với sếp, làm ảnh hưởng đến con đường thăng tiến.

Chính những điều này sẽ khiến cho bản mệnh gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong cuộc sống và tình cảm, khiến họ phải lao lực, suy nghĩ mệt mỏi.

Ở trạng thái Tử

Xét về năng lượng thì đây là trạng thái suy yếu nhất, mộc lúc này được ví như cái cây khô, xơ xác, thân cây trơ trụi, không có sức sống.

Trạng thái này có thể nói là bản mệnh có thể bị khuyết luôn năng lượng Mộc.

Người mệnh Mộc lúc này sẽ luôn có cảm giác rất thiếu tự tin hay còn gọi là tự ti về bản thân, nhiều cảm xúc tiêu cực, đánh giá thấp chính mình, luôn cảm thấy mình lép vế, yếu thế hơn người khác. Họ khá thu mình và sống khép kín, giao tiếp kém nên khó để bày tỏ quan điểm cá nhân, không dám thể hiện bản thân.

Trong công việc, họ dễ dậm chân tại chỗ, thích an phận không có ý chí vươn lên, thiếu kiên nhẫn nên làm gì cũng khó đến nơi đến chốn, dễ từ bỏ.

Mệnh mộc suy yếu khiến họ dễ sinh lòng đố kị với mọi người nên thường khó giữ được bản thân mình trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè.

Trong tình cảm, họ thường khó xác định mối quan hệ lâu dài, thường hay ủy mị, lụy tình hoặc không có kế hoạch gì trong tương lai.

Đối với một ngũ hành thì năng lượng hành đó vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động, cảm xúc, điểm mạnh yếu của một người. Dó đó, để thuận lợi trong cuộc sống, chúng ta cần hiểu rõ năng lượng ngũ hành của mình để cân bằng cho hiệu quả ( tăng, giảm năng lượng Mộc sao cho hợp lý và cân bằng).