Thiền Định có ảnh hưởng thế nào tới não bộ con người
Bạn có biết rằng chỉ cần ngồi, hít thở và cảm nhận sự tĩnh lặng trong tâm trí có thể thay đổi đáng kể sức khỏe não bộ của bạn?
Có lẽ, tất cả chúng ta đều từng nghe nói rằng thiền định giúp tinh thần minh mẫn hơn, giảm mức độ căng thẳng, lo lắng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hành thiền định mang lại những thay đổi tâm lý tích cực, làm cho mối liên hệ giữa thiền định và não bộ trở nên sâu sắc hơn.
Trong những thập kỷ gần đây, thiền ngày càng trở nên thông dụng hơn. Mọi người đang dành thời gian làm việc với tâm trí, dõi theo hơi thở và học cách trân trọng sức mạnh của thời điểm hiện tại. Thiền đang xuất hiện ở khắp mọi nơi – trong trường học, cộng đồng, bệnh viện và nhiều nơi khác.
Nó trở thành xu hướng chủ đạo đến mức ngay cả cộng đồng doanh nghiệp cũng tham gia phong trào – như được mô tả trong một bài báo gần đây từ Business Insider (một tờ báo điện tử nổi tiếng tại Mỹ) có tựa đề “Ảnh hưởng của Thiền định tại Thung lũng Silicon – Giúp doanh nhân nâng cao sức khỏe tâm trí”.
Nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học đã khẳng định điều mà mọi người học thiền đều biết: thiền rất tốt cho cơ thể và tinh thần. Hiện nay, khoa học có thể củng cố vững chắc khẳng định này bằng việc chỉ ra cách mà thiền định tác động đến các cơ quan vô cùng quan trọng và phức tạp của não bộ.
Các bằng chứng khoa học gần đây xác nhận rằng thiền định giúp nuôi dưỡng các bộ phận của não bộ góp phần vào việc cải thiện sức khỏe tinh thần. Hơn nữa, việc thiền định thường xuyên sẽ làm giảm sự phát triển của các tế bào gây ra căng thẳng và lo lắng trong não của chúng ta.
Tác động của Thiền Định tới não bộ
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Washington Post, nhà thần kinh học của Đại học Harvard đã nói về cách mà thiền định ảnh hưởng đến não bộ. Họ giải thích làm thế nào mà các vùng não của người thiền định trở nên khỏe mạnh hơn so với người bình thường.
1. Hồi Hải Mã trái (Hippocampus)
Đây là khu vực trong não giúp chúng ta học hỏi. Các hoạt động liên quan đến khả năng nhận thức, trí nhớ, điều chỉnh cảm xúc và sự đồng cảm được tìm thấy ở đây. Nghiên cứu xác nhận rằng Thiền định giúp độ dày vỏ não của hồi hải mã tăng lên về khối lượng, mật độ chất xám tăng lên và tất cả các chức năng quan trọng này được nuôi dưỡng.
Một phần nắp sau của não bộ được kết nối với những suy nghĩ về bản thân – tức là mức độ chủ quan và suy nghĩ đến bản thân khi xử lý thông tin. Bộ phận này càng lớn và mạnh mẽ, tâm trí càng ít đi lang thang và cảm nhận thực tế về bản thân càng tốt.
2. Trí nhớ và thị giác không gian
Trong số những tác dụng cực kỳ quan trọng của thiền định đối với tâm trí là khả năng duy trì sự hòa hợp với khoảnh khắc hiện tại (thời gian, không gian) mà không phán xét, đánh giá; tăng khả năng ghi nhớ của não bộ, khả năng quan sát các cảm giác và cảm xúc nảy sinh trong dòng tâm trí mà không nhất thiết phải đồng nhất với chúng.
3. Cầu não (pons)
Đây là bộ phận làm việc nhiều và quan trọng của não, nơi sản xuất nhiều chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh hoạt động của não. Nằm ở giữa thân não, tên của nó là pons xuất phát từ tiếng Latinh có nghĩa là “cây cầu”. Các pons có liên quan đến một số chức năng thiết yếu, bao gồm giấc ngủ, nét mặt, xử lý đầu vào các cảm giác và các hoạt động thể chất cơ bản. Thiền định giúp tăng cường sức mạnh của cầu não.
4. Hạch hạnh nhân
Có một khu vực khác của não bộ được thay đổi thông qua thiền định đó là: hạch hạnh nhân. Nhưng nó không lớn lên mà co lại. Hạch hạnh nhân – góc buồn tẻ của não tạo ra cảm giác lo lắng, sợ hãi và căng thẳng chung. Nó nhỏ hơn về kích thước trong não của những người hành thiền lâu năm. Đối với chúng ta, ngay cả một khóa học tám tuần về giảm căng thẳng bằng thiền định cũng giảm kích thước của hạch hạnh nhân. Nó càng nhỏ, nó càng ít tạo ra các phản ứng cảm xúc tiêu cực như là lo lắng, sợ hãi và căng thẳng.
Tăng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn kết hợp với các lợi ích khác của thiền định như giảm căng thẳng và nhận thức về khoảnh khắc hiện tại — có thể giúp chúng ta trở thành người có hạnh phúc thực sự.
Lời kết
Với những tác động tích cực đối với sức khoẻ nói chung và não bộ nói riêng, Thiền Định đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu thiền định trở thành một lối sống lành mạnh, văn minh trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận
Có thể bạn quan tâm
-
Truyền thuyết về Lucifer – Thiên Thần Sa Ngã và hành trình trở thành chúa tể địa ngục Satan
Một trong những nhân vật nổi bật và được nhắc đến nhiều nhất trong sách Khải Huyền chính là Lucifer hay bây giờ đã trở thành Satan, kẻ đại diện cho cái ác và ma quỷ. Theo Kinh Thánh, Lucifer là đứa con đầu tiên được sáng tạo nên bởi Chúa, là vị Seraphim cũng -
Tại sao tự học phong thủy, tử vi, kinh dịch lại không hiệu quả
Trong thế giới hiện đại, việc tự học các lĩnh vực như phong thủy, tử vi và kinh dịch trở nên ngày càng phổ biến, đi kèm với sự tiện lợi của việc tự quản lý thời gian và tìm hiểu kiến thức một cách linh hoạt. Tuy nhiên, mặc dù có tinh thần cầu -
Lập Thu 2023 là ngày nào? Tuổi nào gặp may? Tác động ra sao tới vận mệnh trong năm Quý Mão?
Lập Thu 2023 đã tới, đánh dấu sự chuyển giao từ mùa Hạ đã qua sang mùa Thu mát mẻ. Ngày Lập Thu 2023 là ngày nào và những điều chúng ta nên chú ý vào ngày này được mô tả trong bài viết dưới đây của Nam Tiên Sinh. Lập Thu 2023 là ngày -
Bạch Lạp Kim Là Gì? Tìm Hiểu Tính Cách, Vận Mệnh, Hợp Mệnh nào?
Bạn đã từng nghe đến Bạch Lạp Kim chưa? Hay có quen biết ai thuộc mệnh này chưa? Nếu bạn muốn tìm hiểu về phong thủy, tử vi và vận mệnh của người mang mệnh Bạch Lạp Kim thì hãy cùng theo chân Nam Tiên Sinh đọc bài viết dưới đây để giải đáp mọi -
Mắt Âm Dương Là Gì? Sở Hữu Âm Dương Nhãn Là Hung Hay Cát?
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “mắt âm dương” nhưng chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó? Đúng vậy, mắt âm dương là một tướng mắt đặc biệt, ít người sở hữu, và được cho là có khả năng nhìn thấy những vị thần hay những điều kỳ bí. Liệu điều này có thật