Ứng dụng phong thuỷ bát trạch trong nhà ở

Bát Trạch và ứng dụng trong thực tiễn 

Phong thủy bát trạch là yếu tố tiên phong quyết định vượng khí của một ngôi nhà, mọi thứ nếu không được bố trí hài hòa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát tài phát lộc, gia đạo bình an, hạnh phúc của chính ngôi nhà. Yêu cầu này không chỉ đòi hỏi kiến trúc sư phải am hiểu về phong thủy đối với vị trí, hướng nhà hay khi thiết kế nội thất đẹp theo phong thủy. Sơ đồ bát trạch hiện nay đang rất phổ biến và được các gia chủ quan tâm khi thiết kế và thi công.

Phong thủy bát trạch là gì?

Phong thủy bát trạch là phong thủy chuyên nghiên cứu các mối quan hệ của Nhân khí đối với ngôi nhà đó. Phong thủy Bát Trạch chia con người chúng ta thành 8 cung bao gồm: Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Cung mệnh của mỗi người khi kết hợp với 8 hướng nhà sẽ tạo ra những luồng khí khác nhau, do đó mức độ tốt xấu của mỗi người cũng khác nhau. Phong thủy bát trạch giúp gia chủ chọn cát hóa hung, đảm bảo mang đến cho gia chủ sự bình an, thịnh vượng về mọi mặt từ cuộc sống, sức khỏe, tài chính, công danh. Vì vậy khi thi công nhà ở gia chủ không nên bỏ qua vấn đề này.

 

Phong thủy nhà ở theo thuyết bát trạch

Mỗi người có một tuổi âm tương ứng với một số bát trạch, trên sơ đồ bát trạch người ta chia ra 4 cung tốt và 4 vận xấu. Dựa trên sơ đồ bát trạch này bạn đã dễ dàng phân loại diện tích phù hợp với lứa tuổi của gia chủ để tiết kiệm diện tích mà vẫn mang lại sự thông thoáng, rộng rãi cho mọi nhu cầu sử dụng. Sau đó sẽ phác thảo các khu vực sẽ đặt cửa, bố trí bếp, bố trí nhà vệ sinh, bố trí phòng ngủ, bàn thờ và phối cảnh các phòng trên.

Trường phái Bát Trạch trước tiên dùng la bàn xác định hướng nhà, sau đó lấy tọa sơn (hướng gốc – vị trí phương hướng của nhà) làm Trạch mệnh (số mệnh của ngôi nhà). Chia thành 8 Trạch mệnh: Càn, Khảm, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài vì vậy gọi là Bát Trạch.

Sơ đồ bát trạch được chia làm hai loại: Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch.

  • Đông tứ trạch gồm các hướng: Chấn, Tốn, Ly, Khảm tương ứng với các hướng đông, đông nam, nam, bắc.
  • Tây tứ trạch gồm các cung: Càn, Khôn, Cấn, Đoài với các hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Tây.

Đối với các cung của ngôi nhà thì sẽ không giống nhau, theo đó các cung nhỏ thể hiện cho những điều không tốt từ những cái đại biểu. Chẳng hạn như cung Tốn thường là sự bất lợi đối với người con gái lớn trong nhà.

  • Sinh Khí thuộc Mộc, đây là sao được phong thủy xác nhận là tốt nhất, được dùng để nói tới tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng của mỗi gia đình.
  • Phúc Đức hoặc có thể gọi là Diên Niên thuộc Kim, đây là sao tốt thứ hai, dùng để chỉ về tài vận, tuổi thọ, sức khỏe, vợ chồng hòa thuận.
  • Thiên Y thuộc Thổ, đây là sao tốt vị trí thứ ba, dùng để giảm bệnh tật, tăng cường tài vận, sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
  • Phục Vị thuộc Mộc là sao tốt vị trí thứ tư, vận khí bình thường, khí vận bình thường, sức khỏe và gia đình cũng bình thường.
  • Tuyệt mệnh thuộc Kim, đây là sao xấu nhất, tài vận rất kém, mắc bệnh nặng, tuổi thọ ngắn, có thể tuyệt tự hay gặp phải tai nạn bất ngờ.
  • Ngũ Quỷ thuộc Hỏa đây là sao xấu thứ hai, có thể tán gia bại sản, tai nạn về lửa, sức khỏe thấp, tinh thần bất ổn.
  • Lục Sát thuộc Thủy đây là sao xấu thứ ba, ảnh hưởng tới tài vận, dễ sinh chuyện thị phi, tai nạn nhiều, bệnh nhiều.
  • Họa Hại thuộc Thổ là sao xấu nhất, không hấp thụ được của cải, vướng phải kiện tục, tranh chấp và trộm cướp.

Thiết kế nhà ở theo sơ đồ bát trạch

Thông thường, gia chủ thường tìm đến các thầy phong thủy để được hướng cách bài trí, đặt cửa, hướng cửa chính, bàn thờ, bếp, giường ngủ. Nhiều người tỏ ra hoang mang sau khi nghe thầy không giỏi phong thủy nói về những vị trí tạo ra sự nhầm lẫn và hoang mang vì không thể bố trí được và nếu có bố trí được thì công năng sử dụng cũng chẳng ra sao dẫn đến cảm giác không còn mặn mà và nhàm chán khi ở trong ngôi nhà của chính mình đồng thời gây lãng phí về diện tích sử dụng, vật liệu và tạo nhiều khoảng không gian chết, tụ khí độc trong ngôi nhà.

Về vị trí đặt nhà ở theo phong thủy bát trạch

Nên đặt ở nơi có đất cao, mặt hướng thủy, lưng tựa sơn càng tốt. Trong khu dân cư, tránh đặt cạnh đình, miếu, ao hồ, cống rãnh, góc ngã ba có đường dẫn thẳng vào nhà. Đừng đặt ngôi nhà của bạn trên nền của những ngôi đền, chùa, giếng nước cũ kỹ. Không đặt nhà ở nơi có khí tụ, khí độc, gần nơi có chất độc, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại.

Đặt cửa chính theo phong thủy tuổi

Phải mở về hướng phù hợp với tuổi của gia chủ, không được mở nơi có con đường dẫn thẳng vào nhà, nơi có cua vòng cung nhọn ngược gấp khúc. Không mở ở những nơi có góc nhọn hướng ra cửa như góc mái đình, góc tường nhọn nhà lân cận, không mở tại nơi thấp hơn đường đi trước cửa.

Nội thất bếp ăn đẹp theo bát trạch phong thủy

Nội thất bếp ăn đặt tại cung xấu nhằm tránh họa hại và cửa bếp ( tay vặn ga ) nhìn về hướng tốt. Không đặt bếp dưới khu vệ sinh hoặc trên khu vệ sinh, không tựa lưng bếp ra cửa sổ hoặc khoảng trống, không để bếp dưới giường ngủ, bể nước.

Bàn thờ theo sơ đồ bát trạch hợp phong thủy

Bàn thờ đặt ở cung xấu gây họa hại và mặt bàn thờ (ảnh chầu) nhìn về hướng tốt. Không đặt bàn thờ dưới khu vệ sinh hoặc trên khu nhà vệ sinh, không tựa lưng bàn thờ ra cửa sổ hoặc chỗ trống, hai bên bàn không được gần cửa sổ (cửa sổ), không đặt bàn thờ phía dưới. giường hoặc bể nước.

Thiết kế phong thủy cho giường ngủ và phòng ngủ

Đặt ở vị trí tốt, nhìn về hướng tốt (nhất tọa nhì hướng) vì chủ nhà là sinh linh (dương) trở lên phải tọa trong cung tốt và nhìn về hướng tốt (chân quay về hướng tốt). Giường ngủ không nên kê phía trên bếp hoặc bàn thờ, không đặt giường ngủ dưới dầm, xà ngang, quạt trần, đèn chùm, các vật dụng trang trí có góc cạnh gây xát khí. Không quay đầu giường thẳng ra cửa sổ, cửa ra vào hoặc nhà vệ sinh.

Đặt nhà vệ sinh phù hợp sơ đồ bát trạch

Đặt nhà vệ sinh trong nhà để tránh hướng xấu, lưng khu vệ sinh không quay lưng về hướng tốt, không đặt nhà vệ sinh phía trên khu vực bếp, trên bàn thờ, giường ngủ, bàn ăn, nơi tiếp khách và cửa ra vào chính.

Đặt cầu thang theo phong thủy

Tùy theo vị trí, cung nào tốt, bậc cuối cùng của thang quay về hướng tốt thì tổng số bậc thang cho 1 tầng và toàn bộ công trình phải chia hết cho 4, dư 1 hoặc 2 để và cung sinh và cung lão. Bậc thang lên xuống cuối cùng không được dẫn thẳng ra cửa, khu vệ sinh, bàn thờ, bếp. Chiều cao bậc thang thông thường là 160mm đến 180mm, mặt bậc rộng là 250mm đến 300mm, chiều rộng của bậc thang khoảng 0,8m đến 1,2m.

Sản phẩm liên quan

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận

Có thể bạn quan tâm