Nhập Trạch Là Gì? Nhập Trạch Lấy Ngày Nào?

Nhập trạch là gì? Gia chủ cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng nhập trạch? Nhập trạch lấy ngày nào? Đây là những câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm khi chuẩn bị chuyển đến nơi ở mới. Hãy cùng Nam Tiên Sinh giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết sau!

Nhập Trạch Là Gì?

Để trả lời cho câu hỏi nhập trạch là gì, thì trong ngữ cảnh dân gian, nhập trạch được hiểu là lễ cúng về nhà mới, một nghi lễ quan trọng. Nó đại diện cho việc chủ nhà và gia đình chuyển đến một ngôi nhà mới và thông báo cho các vị quan địa phương về việc này, để nhờ các vị thần bảo hộ và mang lại hạnh phúc và sự an lành cho gia đình.

Trong lễ cúng nhập trạch, chủ nhà cũng thường sử dụng cơ hội này để xin phép chuyển bàn thờ thổ địa từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới, để tiếp tục nhận sự phù hộ của các vị thần.

Đối với những gia chủ chưa chuyển đến ngôi nhà mới nhưng muốn cúng nhập trạch để có một ngày và giờ tốt, cần tuân thủ quy trình đúng để đảm bảo ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch.

Lễ Cúng Nhập Trạch Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Để chuẩn bị thật chu đáo cho buổi lễ nhập trạch, gia chủ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Nhập Trạch Lấy Ngày Nào?

Theo ý nghĩa tâm linh, ngày tốt sẽ hội tụ đủ 3 yếu tố sau: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chọn được ngày giờ tốt để làm lễ về nhà mới sẽ mang đến cho gia chủ và các thành viên sự may mắn, sức khỏe và tiền tài.
Cách chọn ngày làm lễ cúng nhập trạch:
  • Chọn ngày giờ để làm lễ cúng nhập trạch theo giờ Hoàng đạo (tức giờ đẹp)
  • Chọn ngày giờ đẹp theo tuổi của gia chủ
  • Gia chủ có thể hỏi ý kiến chuyên gia/thầy phong thủy hoặc tự chọn ngày giờ hợp với mình thông qua các nguồn tham khảo trong sách, báo, trên các website hoặc một số ứng dụng phong thủy có trên điện thoại
Ngày đại kỵ không nên nhập trạch:
  • Tháng Giêng: kỵ ngày Ngọ
  • Tháng Hai: kỵ ngày Mùi
  • Tháng Ba: ngày Thân
  • Tháng Tư: ngày Dậu
  • Tháng Năm: ngày Tuất
  • Tháng Sáu: ngày Hợi
  • Tháng Bảy: ngày Tý
  • Tháng Tám: ngày Sửu
  • Tháng Chín: ngày Dần
  • Tháng Mười: ngày Mão
  • Tháng Mười một: ngày Thìn
  • Tháng Chạp: ngày Tỵ
Bên cạnh đó, khi làm lễ nhập trạch, các gia chủ cũng nên tránh ngày Tam Nương sát. Cụ thể là những ngày sau:
  • Ngày 03, 07
  • Ngày 13, 18
  • Ngày 22, 27
Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà:
Trong phong thuỷ nhà ở, hướng nhà vô cùng quan trọng bởi nó tạo ra tương sinh & tương khắc. Sau đây là một số cách chọn ngày giờ nhập trạch theo hướng bạn nên lưu ý:

Mâm Cúng Nhập Trạch

Mâm cúng nhập trạch nhà mới thường có mâm ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Đối với phong tục thờ cúng không có quy định rằng mâm cúng to thì sẽ được phù hộ độ trì nhiều hơn. Vậy nên, tùy vào điều kiện tài chính mà gia chủ sẽ mua sắm lễ sao cho phù hợp.
  • Mâm ngũ quả: chọn 5 loại trái cây tươi và bày biện đẹp mắt.
  • Hương hoa: chọn 1 bình hoa tươi để cúng (có thể là hoa hồng, hoa ly, hoa cúc,…), 1 cặp đèn cầy, nhang (hương), vàng mã, trầu cau, 3 hũ nhỏ dùng để đựng gạo, muối và nước.
  • Mâm cơm cúng: tùy theo quan niệm thờ cúng của mỗi gia đình, chọn cúng đồ chay hay đồ mặn. Nếu gia chủ chọn cúng cơm mặn thì phải có 1 bộ tam sên (gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc; 1 trứng vịt luộc), thịt lợn quay hoặc gà luộc, xôi hoặc cháo, thêm một vài món mặn khác. Nếu gia chủ chọn cúng cơm chay, có thể chọn xôi, canh, món xào, kho, bánh kẹo, chè,…
  • Bên cạnh đó, trên mâm cúng nhập trạch nhà mới không thể thiếu 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc.

Văn Khấn Trong Lễ Nhập Trạch

Khi tiến hành làm lễ nhập trạch, thường có 2 loại văn khấn sau: Văn khấn thần linh và Văn khấn gia tiên. Khi cúng, gia chủ nên đọc văn khấn thần linh trước, tiếp sau đó mới đến bài văn khấn gia tiên. Bài văn khấn giống như một lời xin phép thần linh để gia chủ được dọn vào ở ngôi nhà mới, mong muốn được sinh sống yên ổn và hạnh phúc. Khi đọc văn khấn, cần đọc tròn vành rõ chữ, cùng với đó là sự thành tâm.

Chuẩn Bị Một Số Đồ Vật Khác

  • 1 chiếc bếp than: để ở giữa cửa chính
  • 1 chiếc chiếu cúng: để trải ra làm nơi khấn vái
Theo thủ tục nhập trạch vào nhà mới, dù là căn hộ chung cư, nhà riêng, hay biệt thự,… thì các thành viên trong gia đình khi bước vào nhà nên cầm theo một số đồ vật được xem là may mắn như là bếp dầu, 1 chiếc chổi mới, gạo, muối, vàng, tiền, nước,…

Cách Cúng Nhập Trạch

Sau đây sẽ là những bước thực hiện lễ nhập trạch:
  • Đầu tiên, bạn đốt lò than và đặt ở chính giữa cửa chính.
  • Tiếp đến là bày mâm cỗ cúng ngay ngắn và đẹp mắt để chuẩn bị làm lễ
  • Chủ nhà bước qua lò than và vào nhà đầu tiên, tay cầm theo bát hương và bài vị của gia tiên.
  • Các thành viên trong gia đình lần lượt đi theo sau và bước qua lò than, trên tay cầm đồ vật phẩm mang lại sự may mắn (như vừa nêu trên).
  • Sau đó bạn cần mở hết các bóng điện và các cửa trong nhà. Việc này được ví như là khai thông khí cho ngôi nhà
  • Bài trí mâm cúng giữa nhà, sắp xếp lại bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa
  • Chủ nhà thắp nhang và đọc bài văn khấn. Các thành viên còn lại sẽ đứng chắp tay phía sau chủ nhà.
  • Sau khi đọc văn khấn xong và chờ hương tàn hết, chủ nhà nên nấu một ấm nước sôi. Việc này có ý nghĩa như khai hoả cho căn nhà.
  • Tiếp đến là hoá vàng, lấy rượu rưới lên tro vàng mã.
  • Dâng lên bàn thờ 3 hũ đựng gạo, hũ muối, hũ nước
  • Hoàn tất nghi lễ cúng nhập trạch.

Một Số Lưu Ý Khi Cúng Nhập Trạch

Để lễ nhập trạch nhà mới diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
  • Hãy làm lễ nhập trạch trước, sau đó dọn đồ vào nhà. Nếu đã dọn đồ vào nhà trước đó, không nên bày biện và sắp xếp.
  • Cần làm lễ cúng bái tạ sau khi thu dọn đồ lễ
  • Chọn hướng bàn thờ theo phong thuỷ
  • Không nên ngủ trưa ở nhà mới trong ngày lễ nhập trạch
  • Khi bạn chưa chuyển vào ở nhà mới luôn, cần ngủ lại 1 đêm sau lễ nhập trạch
  • Nên treo một chiếc chuông gió trước nhà để giúp bạn tránh bệnh tật
  • Xông nhà mới, dùng nhang để xông nhà.

Xem thêm: 

Trên đây là những giải đáp về lễ nhập trạch là gì? Cách cúng nhập trạch như thế nào? Cũng như giải đáp các thắc mắc, câu hỏi khác liên quan đến nhập trạch. Phong tục và nghi lễ ở mỗi nơi mỗi khác, các bước thực hiện về lễ cúng nhập trạch nêu ở trên chỉ mang tính gợi ý, gia chủ có thể linh động theo như phong tục nơi mình đang sinh sống.

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận

Có thể bạn quan tâm