Cách Tính Trùng Tang Đơn Giản Mà Chính Xác Nhất

Trùng tang là một hiện tượng đáng lo ngại và sợ hãi mà gia đình đối diện khi đang chuẩn bị cho tang lễ. Điều này gây ra nỗi quan ngại rằng hai hoặc nhiều lễ tang có thể diễn ra cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian gần nhau. Vậy trùng tang là gì? Có cách nào để giải quyết hiện tượng này không? Hãy đọc bài viết dưới đây của Nam Tiên Sinh để hiểu rõ hơn về hiện tượng đặc biệt này và tìm hiểu cách tính toán trùng tang một cách chính xác nhất.

Trùng tang là gì?

Trùng tang, còn được gọi là chết trùng, là hiện tượng mà trong gia đình có người mới qua đời, thì trong thời gian ngắn sau đó lại có thêm ba, bốn người khác cũng qua đời. Những người chết sau thường là những người thân yêu trong gia đình hoặc những người trong dòng họ mà người đầu tiên qua đời có mối quan hệ đặc biệt, có thể là tình thân hay ái ghét và thù hằn.

Hiện tượng trùng tang đã trở thành một nỗi ám ảnh trong nhiều gia đình, bởi vì mất đi người thân đầu tiên lại kéo theo sự ra đi của những người khác theo sau. Thời gian xảy ra trùng tang thường là sau 3 ngày từ lúc an táng hoặc trong khoảng thời gian 49 ngày kể từ ngày tang lễ. Trong một số trường hợp, nếu gia đình phải chịu tang đồng thời vào một thời điểm cố định, cũng có thể được xem là trùng tang.

Trùng tang liên táng là gì?

Trùng tang liên táng là hiện tượng khi trong một gia đình, các thành viên phải đối diện với việc mất người thân liên tiếp, các tang lễ xảy ra gần nhau và việc an táng diễn ra liên hoàn. Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng khi diễn ra thì có tính chất rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Thời gian giữa các sự kiện liên quan đến tang lễ thường rất ngắn, không kịp để gia đình chuẩn bị hay ứng phó. Có khi chỉ trong khoảng 1-3 ngày, một tuần hay vài tháng là lại có người trong gia đình qua đời. Những tình huống này có thể dẫn đến việc mất đi một số người thân nhỏ, và nguy hiểm hơn là có thể khiến cả họ trong gia đình đều qua đời, từ đông đúc, vui vầy chốc lát trở thành vắng vẻ và ảm đạm.

Tại sao lại có hiện tượng trùng tang

Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề tại sao có hiện tượng trùng tang. Tuy chưa có cơ sở để giải thích chính xác về hiện tượng này, nhưng đây là những nguyên nhân thường được lưu truyền trong dân gian:

Do vong linh bị thần trùng sai về bắt con cháu

Theo quan niệm dân gian, hiện tượng trùng tang xảy ra khi người mất ra đi vào ngày giờ không hợp tuổi, hoặc rơi vào các kiếp sát như Dần – Thân – Tỵ – Hợi (dùng cách tính trùng tang bên dưới để xác định ngày giờ mất có thuộc kiếp sát không).

Nếu người mất ra đi vào ngày, giờ không thuận sẽ dễ bị quỷ trùng bắt đi, chúng tra tấn bằng cách mổ vào trán khiến họ đau đớn phải khai ra tên người thân trong gia đình. Những người bị khai sẽ trở thành nạn nhân xấu số tiếp theo bị lũ quỷ bắt.

Do vong linh đã mất nổi loạn

Văn hóa dân gian còn cho rằng nguyên nhân của trùng tang là do vong linh nổi loạn. Từ đó sinh ra tục nhốt vong, không cho người chết về nhà. Chùa Hàm Long ở Bắc Ninh nổi tiếng là ngôi chùa nhốt vong lớn nhất cả nước. Ngôi chùa có lịch sử lâu đời hàng nghìn năm, từ năm 1115 đã khắc những tấm bia đá giúp xua đuổi quỷ trùng.

Các gia đình đến chùa Hàm Rồng sẽ được phát một tấm bùa đeo trong ba năm để tránh hiện tượng trùng tang. Tuy nhiên, theo giáo lý nhà Phật, việc nhốt vong, đặc biệt đối với vong cha mẹ là một hành động bất hiếu và phạm vào những tội nặng nhất.

Vì tình yêu của cha mẹ dành cho con cháu quá lớn, chẳng lý nào họ lại làm việc đó với con cháu của mình. Dù có bị quỷ trùng tra tấn, họ cũng sẽ kháng cự đến cùng. Việc đem nhốt vọng cha mẹ, người thân trong gia đình là trái ngược với luân thường đạo lí, con cháu tuyệt đối không nên làm với bậc sinh thành của mình.

Cách tính trùng tang đơn giản nhất

Nhiều người thắc mắc rằng người chết ngày rằm tốt hay xấu. Vấn đề không phải là ngày rằm mà ngày giờ mất đó có phạm phải trùng tang hay không. Người mất ngày rằm nhưng vào cung nhập mộ hoặc thiên di thì không cần lo lắng. Mời bạn xem cách tính trùng tang dưới đây để hiểu rõ hơn.

Cách tính trùng tang cơ bản

Lưu ý: Mất dưới 10 tuổi không tính trùng tang.

Trường hợp 1: Theo thời gian mất

Cách tính trùng tang này được xác định theo thời gian lúc mất, có thể là trùng năm (như người tuổi Dần mất năm Dần), trùng ngày (như người tuổi Sửu mất ngày Sửu) hoặc trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất giờ Ngọ).

Trường hợp 2: Theo tuổi âm lịch (là cách tính phổ biến nhất)

Cách tính trùng tang này dùng cách bấm ngày giờ chết để xét cung tốt xấu, có hạn trùng tang hay không.

Bạn dựa vào 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nếu là nam thì bắt đầu từ DẦN và tính theo chiều thuận. Nếu là nữ bắt đầu từ TH N và tính theo chiều nghịch.

  • Tuổi: Bắt đầu là 10 tuổi, sang cung tiếp theo là 20 tuổi, cung tiếp nữa là 30 tuổi,… tính cho tới khi hết số tuổi chẵn thì mỗi tuổi lẻ tính là một cung.
  • Tháng: Từ cung tuổi ở trên, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến lúc tháng mất, gặp cung nào thì đó là cung tháng.
  • Ngày: Từ cung tháng đã có, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến lúc ngày mất, gặp cung nào thì đó là cung ngày.
  • Giờ: Từ cung ngày đã tính, cung tiếp theo là giờ Tý, tính lần lượt cho đến giờ mất, gặp cung nào thì đó là cung giờ. Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra thành 12 giờ: Tý (từ 23 – 01 giờ), Sửu (từ 01 – 03 giờ), Hợi (từ 21 – 23 giờ).

Sau khi đã biết được cung tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất thì bạn tiến hành xem xét các trường hợp sau đây:

  • Nhập mộ (cung Sửu – Tuất – Mùi – Thìn): Nghĩa là người chết được yên nghỉ tốt, không phạm phải điềm hung.
  • Thiên di (cung Tý – Dậu – Ngọ – Mão): Người chết theo ý trời, do trời đã định nên thuận theo tự nhiên.
  • Trùng tang (cung Dần – Hợi – Thân – Tỵ): Người chết chưa đến số, cần làm lễ trấn trùng tang.

Chỉ cần một cung rơi vào nhập mộ thì tốt, không bị vướng hiện tượng trùng tang (vì một nhập mộ có thể xóa 3 trùng tang). Hoặc nếu được 2 thiên di thì cũng chẳng phải lo (vì “nhị thiên di sát nhất trùng” 2 thiên di xoá được 1 trùng tang).

Khi đã xác định được trùng tang, gia đình cũng cần tính xem đây thuộc loại nào (nhất, nhị , tam xa). Cách tính sẽ được trình bày trong phần sau.

Cách tính trùng tang liên táng

Cách tính trùng tang liên táng cũng tương tự như cách tính trùng tang theo lịch âm. Nếu người đã khuất ra đi vào ngày phạm phải các cung kiếp sát như Dần, Thân, Tỵ, Hợi thì sẽ rơi vào trùng tang liên táng. Ví dụ: Nếu người tuổi Tỵ, Dậu hay Sửu mà mất vào ngày, giờ, tháng của Dần sẽ gặp trùng tang liên táng.

  • Tuổi Thân Tý Thìn chết vào năm tháng ngày giờ Tỵ.
  • Tuổi Dần Ngọ Tuất chết vào năm tháng ngày giờ Hợi.
  • Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết vào năm tháng ngày giờ Dần.
  • Tuổi Hợi Mão Mùi chết vào năm tháng ngày giờ Thân.

Như đã đề cập ở trên, Dần – Thân – Tỵ – Hợi được gọi là ngày giờ kiếp sát hoặc cướp sát (theo Tứ trụ). Người chết vào năm tháng ngày giờ trên là trùng tang liên táng. Khi liệm, chôn người mất cũng phải tránh những thời gian trên ứng theo tuổi.

Cách tính trùng tang nhất, nhị, tam xa

Sau đi đã xác định ngày mất là trùng tang, cần tính thêm xem tang trùng thuộc nhất, nhị hay tam xa.

– Tháng giêng khởi mùng 1 ở Đoài

– Tháng 2, Tháng 3 khởi mùng 1 ở Càn

– Tháng 4 thì khởi mùng 1 ở Khảm

– Tháng 5, Tháng 6 khởi mùng 1 ở Cấn

– Tháng 7 khởi mùng 1 ở Chấn

– Tháng 8, Tháng 9 khởi mùng 1 ở Tốn

– Tháng 10 khởi mùng 1 ở Ly

– Tháng 11, Tháng 12 khởi mùng 1 ở Khôn

Cứ như vậy thuận mỗi ngày 1 cung cho tới ngày chết, nếu ngày chết vào:

– Cung Cấn thì phạm nhất xa: 3 người bị kéo

– Cung Chấn thì phạm nhị xa: 5 người bị kéo

– Cung Tốn thì phạm tam xa: 7 người bị kéo

1 – Đoài, 2 – Càn, 3 – Khảm, 4 – Cấn, 5 – Chấn, 6 – Tốn, 7 – Ly, 0 – Khôn

Cách hoá giải trùng tang

Sau khi đã nắm được cách tính trùng tang ở trên và nếu gia đình gặp phải nạn này thì cần tìm cách hóa giải ngay, để người chết không làm ảnh hưởng đến người sống. Hiện có 2 cách hóa giải sau đây:

Cách 1: Nhốt vong vào chùa để cắt trùng

Cách hóa giải trùng tang đầu tiên thường thấy nhất là nhốt vong, gửi vong vào chùa. Tuy nhiên, không phải chùa nào cũng giữ được vong của người mất. Điều này còn tùy thuộc vào sự linh thiêng của chùa và kinh nghiệm tu hành của các ngài trụ trì.

Trong trường hợp trùng tang nhẹ thì các nhà sư, trụ trì sẽ đọc kinh niệm Phật để các vong linh sớm siêu thoát.

Trong trường hợp trùng nặng, cần tìm đến chùa Hàm Long (Bắc Ninh) nhờ các thầy hóa giải. Khi gửi vong vào chùa, phải thực hiện đúng các điều sau:

  • Không được lập bàn thờ cho người chết tại nhà. Vì chỉ cần đọc tên và đốt hương, vong sẽ dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Nên nhờ người họ ngoại hoặc bạn bè đưa vong vào chùa. Vì vong chết trùng tang nếu thấy người quen đưa đi sẽ theo về.
  • Sau khi đã lập mộ, bạn có thể thờ cúng người chết như bình thường, khi đó người mất đã về với tổ tiên.

Cách 2: Hóa giải theo Phật giáo bằng cách hồi hướng

Theo quan niệm của đạo Phật, sinh mạng mỗi con người đều do phước báu mà thành. Vì vậy, nếu trong gia đình có người qua đời bị trùng tang thì không nên xem bói, không dùng các biện pháp trấn yểm vì sẽ tạo nên nghiệp báo sâu dày cho cả âm dương. Gia đình nên phát nguyện ăn chay, cúng dường, tụng kinh, làm việc thiện, bố thí, v.v để tạo phúc phần cho người mất. Người mất sẽ được phước báu và gia đình thì có phước lành. Đây là cách hóa giải trùng tang trong Phật giáo.

Những điều kiên kỵ khi trong ngày trùng tang

Những điều kiêng kỵ khi trong ngày trùng tang là những quy tắc văn hóa truyền thống để tránh những rủi ro và xui xẻo trong gia đình. Dưới đây là một số việc bạn nên hạn chế hoặc tránh thực hiện trong ngày trùng tang:

  • Không nên thực hiện những công việc quan trọng như cưới hỏi hoặc xây sửa nhà, vì việc này có thể ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình, gây xung đột trong tình cảm vợ chồng và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Kiêng kỵ bốc mộ, cải táng hoặc thực hiện những công việc liên quan đến âm phủ. Điều này được coi là đại kỵ trong ngày trùng tang và có thể gây ra những tai họa cho gia đình.
  • Hạn chế nói những điều xui rủi hoặc những điều không may, để tránh ảnh hưởng đến vận may và tâm trạng của người thân.
  • Không để chó, mèo hoặc các loài vật khác di chuyển qua thi hài của người chết, nhằm tránh tình trạng nhập tràng, coi đó là một điều không may.

Lưu ý rằng những quy tắc trên có xu hướng phụ thuộc vào quan điểm văn hóa và tôn giáo của từng khu vực, do đó, có thể khác nhau tùy theo từng người và nơi ở.

Xem thêm: 

Trên đây là những giải đáp chi tiết về trùng tang là gì, thế nào là trùng tang, cách tính trùng tang và hóa giải trùng tang. Hy vọng bài viết này của Nam Tiên Sinh sẽ mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích.

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận

Có thể bạn quan tâm