Can chi xung khắc là gì?

Can chi hay còn gọi là Thiên can Địa chi hay Thập can Thập nhị Chi, là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại những nơi có nền văn hóa Á Đông như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên… Nó được áp dụng để xác định tên gọi trong lịch pháp cũng như trong chiêm tinh học. 

Có 10 Can (Thập Can) là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 Chi (Thập nhị Chi) là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Can dùng để tính ngày còn Chi được dùng để tính tháng. Người ta dùng ngày đối với việc liên quan đến trời và dùng tháng cho việc liên quan đến đất. Đó là sự khác biệt về âm dương nên được gọi là Can, Chi.

Âm dương ngũ hành của Can Chi

Can chi được chia thành âm dương. Trong “Dịch truyện” nói: Thái cực sinh lưỡng nghi. Tính của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là các vật cơ bản cấu thành vạn vật. Nguồn gốc của nó cũng là thái cực. Vì vậy:

  • Giáp, Ất cùng thuộc mộc. Giáp là can dương, Ất là can âm.
  • Bính, Đinh cùng thuộc hỏa. Bính là can dương, Đinh là can âm.
  • Mậu, Kỷ cùng thuộc thổ. Mậu là can dương, Kỷ là can âm.
  • Canh, Tân cùng thuộc kim. Canh là can dương, Tân là can âm.
  • Nhâm, Quý cùng thuộc thủy. Nhâm là can dương, Quý là can âm.
  • Dần, Mão cùng thuộc mộc. Dần là chi dương, Mão là chi âm.
  • Tí , ngọ cùng thuộc hỏa . Ngọ là chi dương, tị là chi âm.
  • Thân, dậu cùng thuộc kim. Thân là chi dương, dậu là chi âm.
  • Hợi,tí cùng thuộc thủy. Tí là chi dương, hợi là chi âm.
  • Thổ ở bốn cuối, tức là các tháng cuối của bốn quý cho nên thìn, tuất , sửu , mùi cùng là thuộc thổ, thìn , tuất đều là chi dương, sửu mùi đều là chi âm.

 

Mối quan hệ trong Thiên can và Địa chi

Mặc dù Thiên can Địa chi được sử dụng trong lịch pháp, nhưng Thập nhị chi kết nối chặt chẽ trong mối quan hệ với tháng (12 tháng) và giờ (12 giờ), còn thập can thì không được gắn cụ thể với đơn vị nào của thời gian, mà chỉ kết hợp với thập nhị chi để gọi tên ngày và năm.

10 cặp thiên can xung khắc

  • Giáp xung Mậu (Dương Mộc khắc Dương Thổ)
  • Ất xung Kỷ (Âm Mộc khắc Âm Thổ)
  • Bính xung Canh (Dương Hỏa khắc Dương Kim)
  • Đinh xung Tân (Âm Hỏa khắc Âm Kim)
  • Mậu xung Nhâm (Dương Thổ khắc Dương Thủy)
  • Kỷ xung Quý (Âm Thổ khắc Âm Thủy)
  • Canh xung Giáp (Dương Kim khắc Dương Mộc)
  • Tân xung Ất (Âm Kim khắc Âm Mộc)
  • Nhâm xung Bính (Dương Thủy khắc Dương Hỏa)
  • Quý xung Đinh (Âm Thủy khắc Âm Hỏa)

6 cặp địa chi tạo thành 6 cặp đối xung nhau:

Từ các cặp trực xung trên tạo thành 3 bộ tứ hành xung:

  • Dần – Thân, Tị – Hợi
  • Thìn – Tuất, Sửu – Mùi
  • Tý – Ngọ, Mão – Dậu

4 cặp địa chi tạo thành tam hợp

Có 4 bộ tam hợp

  • Thân – Tý –Thìn
  • Dần – Ngọ – Thân
  • Hợi – Mão – Mùi
  • Tị – Dậu – Sửu

6 cặp địa chi tạo thành nhị hợp

  • Sửu – Tý
  • Dần – Hợi
  • Tuất – Mão
  • Dậu – Thìn
  • Tị – Thân
  • Ngọ – Mùi

6 cặp địa chi tương hại nhau.

  • Dậu – Tuất
  • Thân – Hợi
  • Mùi – Tý
  • Ngọ – Sửu
  • Tị – Hợi
  • Mão – Thìn

Các cặp thiên can hợp nhau:

  • Ất hợp Canh
  • Bính hợp Tân
  • Đinh hợp Nhâm
  • Mậu hợp Quý
  • Kỷ hợp Giáp

Sản phẩm liên quan

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận

Có thể bạn quan tâm